Chuyển đến nội dung chính

Tổng hợp các loại chấn thương khi chạy bộ thường gặp nhất và cách điều trị

Chạy bộ là hình thức tập luyện tăng cường sức khỏe phổ biến, phù hợp cho mọi độ tuổi. Tuy nhiên, việc chạy bộ quá sức hoặc tập luyện sai kỹ thuật lại thường dẫn đến những chấn thương không mong muốn. 

Vậy, những chấn thương khi chạy bộ phổ biến nhất là gì? Nguyên nhân vì sao và cách khắc phục như thế nào? Cùng Titan Sport tìm hiểu và khám phá trong bài viết ngay sau đây nhé!

1/ Căng cơ

Căng cơ là tình trạng chấn thương khi chạy bộ được biểu hiện bằng một vết rách nhỏ trong cơ. Nguyên nhân là do tập luyện quá sức khiến cơ bắp bị kéo căng quá mức, gây cảm giác đau nhức và co giật cơ.

Cách khắc phục là nghỉ ngơi, kết hợp chườm đá hoặc bó chỗ bị thương, nâng cao chỗ bị căng cơ để nhanh hồi phục. Ngoài ra, bạn nên khởi động kỹ càng trước khi chạy bộ và có một cường độ tập luyện vừa sức.

các chấn thương khi chạy bộ

2/ Phồng rộp

Phồng rộp là tình trạng lớp da trên cùng bị rách, nổi những vết mụn nước trên bề mặt da. Nguyên nhân là do sự cọ sát quá mức giữa giày hoặc vớ với da hay do nhiệt độ của môi trường quá nóng hoặc quá lạnh.

Cách khắc phục là sử dụng giày mới vừa chân, mang 2 lớp vớ, thay mới vớ và giày thường xuyên, bôi dầu vào nơi dễ bị phồng rộp, mặc quần áo thông thoáng hợp thời tiết, che chắn chỗ bị phồng rộp bằng băng hoặc gel chuyên dụng.

3/ Xốc hông

Đây là một trong những loại chấn thương khi chạy bộ thường gặp nhất khiến vùng hông bị đau nhói trong khi tập luyện. Nguyên nhân là do cơ hoành co thắt quá mức, chạy bộ sai tư thế hoặc do đã ăn uống quá nhiều trước khi tập luyện.

Cách khắc phục là nên ăn uống trước khi chạy bộ ít nhất 2 tiếng, bổ sung nước trong khi tập luyện thành từng ngụm nhỏ. Khi đang chạy bộ mà bị xốc hông, hãy cúi người về trước, siết chặt hông và thở mím môi để xoa dịu cơn đau.

các chấn thương khi chạy bộ

4/ Trật mắt cá chân

Trật mắt cá chân xảy ra khi bạn bị vấp ngã thông thường khiến cho các cơ và dây chằng xung quanh mắt cá chân bị kéo giãn quá mức gây đau nhức, bong gân và trật khớp.

Cách khắc phục là dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, chườm đá, bó phần mắt cá lại và nâng cao vùng bàn chân lên để giảm đau, tiêu sưng. Trong trường hợp bị nặng, bạn cần tìm đến bác sĩ thăm khám và điều chỉnh khớp bị trật lại đúng vị trí ban đầu.

 Xem thêm:

5/ Đau gân gót chân

Gân gót chân nối giữa bắp chân và phía sau gót bị sưng viêm, gây cảm giác đau đớn, căng cứng gót chân. 

Nguyên nhân là do gân bị chèn ép nhiều lần bởi bạn tăng quãng đường chạy bộ đột ngột hay cơ bắp chân quá căng.

Cách khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất là nghỉ ngơi, kết hợp chườm đá và massage vùng bắp chân đang bị đau để xoa dịu cơn đau nhanh chóng.

6/ Đau xương cẳng chân

Đau xương cẳng chân là chấn thương khi chạy bộ xuất hiện ở trước hoặc trong phần dưới chân dọc theo xương ống quyển. 

Nguyên nhân là do tăng cường độ tập luyện một cách đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi. Ngoài ra, những người có bàn chân phẳng sẽ dễ bị đau xương cẳng chân hơn.

Cách khắc phục đơn giản nhất là dành thời gian nghỉ ngơi kết hợp với những động tác massage đơn giản để cẳng chân mau hồi phục thì mới có thể quay trở lại tập luyện.

7/ Chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối thường xảy ra khi tập luyện quá sức khiến xương bánh chè bị trật, phần sụn ở xương bánh chè bị mòn và gây cảm giác đau, đặc biệt là khi lên xuống cầu thang, ngồi xổm hay co gối trong thời gian dài.

Cách khắc phục hiệu quả là chọn một đôi giày thật thoải mái, giảm bớt quãng đường chạy bộ. Nếu cơn đau vẫn không được cải thiện, bạn nên tìm đến bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc chống viêm hoặc nẹp cố định đầu gối.

các chấn thương khi chạy bộ

8/ Nứt xương

Nứt xương là tình trạng xương có một vết nứt nhỏ gây đau nhức và làm ảnh hưởng đến phần ống quyển. Nguyên nhân là chân bị hoạt động quá mức, vượt quá giới hạn chịu đựng của xương chân.

Cách khắc phục hiệu quả là bạn nên nghỉ ngơi sớm để giảm áp lực lên xương, tránh tình trạng vết nứt ngày càng thêm nghiêm trọng. Bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt để được điều trị bằng cách mang nạng hoặc tập vật lý trị liệu.

9/ Viêm gân gót chân

Gân gót chân kết nối gót chân với cơ bắp chân dưới bị viêm là do bạn tập luyện quá sức, giày chạy bộ quá chật khiến cho vùng gót chân bị đau và căng cứng.

Cách khắc phục là sử dụng giày chạy bộ phù hợp, thực hiện giãn cơ sau khi luyện tập. Ngoài ra, bạn nên nghỉ ngơi kết hợp chườm đá để xoa dịu đi cơn đau.

>> Xem thêm: Máy chạy bộ điện bao nhiêu tiền và nên mua loại nào để tập tại nhà

các chấn thương khi chạy bộ

10/ Viêm cân gan chân

Đây là hiện tượng viêm sưng phần mô dày chạy dọc phía dưới lòng bàn chân, kéo dài từ gót đến ngón chân. Chấn thương khi chạy bộ này gây cảm giác căng cứng khớp và đau nhói ở vòm bàn chân.

Nguyên nhân là do vận động quá sức, mang sai loại giày. Những người bị căng cơ hay có vòm gan chân cao cũng dễ gặp phải chấn thương này.

Cách khắc phục là xoa bóp u, mang giày có lớp đệm hỗ trợ, dành thời gian nghỉ ngơi và chườm đá vào lòng bàn chân để giảm đau. Trong những trường hợp nặng, bạn cần tìm đến bác sĩ để được đeo nẹp hoặc tiêm thuốc giảm đau.

11/ Hội chứng dải chậu dày

Đây là một loại chấn thương khi chạy bộ gây đau nhức và sưng viêm phần ngoài đầu gối. Nguyên nhân là do dây chằng dài chạy dọc từ hông đến ngoài đầu gối cọ sát vào xương đầu gối khi bạn chạy bộ quá sức hoặc chạy xuống dốc quá nhiều.

Cách khắc phục là giảm cường độ luyện tập, khởi động kỹ lưỡng trước khi tập, chườm đá vùng bị thương sau khi tập luyện. Ngoài ra, bạn có thể giãn cơ bằng tư thế đứng thẳng, bắt chéo chân, kéo giãn một bên cơ thể để làm căng cơ quanh hông.

Dù bạn là người mới tập luyện hay đã tập luyện lâu năm thì các chấn thương khi chạy bộ là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, không nên chủ quan và nếu cảm thấy đau nhức khi chạy bộ thì hãy nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục nhé! Tốt nhất là tập luyện điều độ, phù hợp với tình trạng sức khỏe để phòng tránh chấn thương.

>>> Tham khảo: Máy chạy bộ điện tại nhà có giá dưới 10 triệu thích hợp cho cả gia đình tập luyện hằng ngày

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

10 bài tập thể dục aerobic tại nhà giúp giảm mỡ toàn thân

Những bài tập  Aerobic có cường độ nhanh, mạnh và liên tục giúp làm nóng cơ thể, đốt cháy calo, hỗ trợ giảm mỡ toàn thân, tăng cường sức khỏe về mặt thể chất và cả tinh thần vô cùng hiệu quả. Cùng Titan tìm hiểu và khám phá 10 bài tập thể dục aerobic tại nhà hỗ trợ giảm mỡ toàn thân ngay sau đây nhé! 1/ Bài tập đứng vặn mình giúp giảm mỡ bụng dưới Đứng vặn mình là bài tập thể dục aerobic tại nhà đơn giản, có công dụng tăng cường sự vận động tay và chân, tác động làm săn chắc phần bụng và eo, hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa toàn thân, đặc biệt là vùng bụng dưới cực hiệu quả. Cách thực hiện: Bắt đầu với tư thế đứng thẳng người, tay thả lỏng, chân rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao hướng lên trời. Xoay người 45 độ về bên phải, chân phải nâng cao, 2 tay hạ xuống. Thực hiện các động tác di chuyển nhanh theo nhạc. Thực hiện động tác lặp lại với chân ngược lại. 2/ Bài tập lắc hông giúp vòng eo thon gọn Lắc hông là bài tập thể dục aerobic tại nhà cơ bản, có thể tập trong thời gi...

Chạy bộ buổi nào tốt nhất, đốt nhiều calo nhất có thể???

  Hằng ngày bạn đều chạy bộ, tuy nhiên không có người hướng dẫn mà chỉ chạy lúc thời gian rảnh, chạy bộ theo quán tính. Bạn có bao giờ tự hỏi chạy bộ buổi nào là tốt nhất? chạy buổi nào để đốt cháy calo nhiều nhất không? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé! >>> Tham khảo: Chạy bộ buổi nào tốt nhất cho cơ thể? 1/ Chạy bộ buổi sáng sớm có tốt không? Lợi ích: Chạy buổi sáng giúp tiết kiệm thời gian, Thời gian từ 5h30 – 7h là khoảng thời gian thích hợp nhất để chạy bộ, giúp 1 bạn có nhiều thời gian hơn, nhiệt độ môi trường chưa lên cao giúp bạn có nhiều sức bền để chạy, ngoài ra chạy bộ buổi sáng giúp bạn tỉnh táo và nhiều năng lượng cho một ngày làm việc. 2/ Chạy bộ buổi trưa có tốt không? Lợi ích: Buổi trưa bạn sẽ có nhiều thời gian chạy hơn, có đầy đủ năng lượng để chạy bộ cũng như là luyện tập Hạn chế: Buổi trưa là khoản thời gian nhiệt độ oi bức, nếu chạy bộ ngoài trời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra sau khi ăn nếu không có thời gian nghỉ ngơi mà bạn chạy bộ ha...

3 loại máy tập thể dục dành cho người già

Người già khả năng đi lại kém nên việc luyện tập cần sự nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn khi tập luyện.giúp duy trì tinh thần minh mẩn, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống, tăng cường tuổi thọ. Tuy nhiên, việc lựa chọn  máy tập thể dục dành cho người già  lại không hề dễ dàng và gây khó khăn với rất nhiều gia đình. Máy tập thể dục dành cho người già cần thiết như thế nào? Tuổi già thường gặp phải tình trạng thoái hóa sụn khớp, chức năng vận động bị suy yếu, mỡ trong máu, tiểu đường, huyết áp cao, tinh thần thiếu minh mẩn….Cơ thể người già suy yếu và chậm chạp không phải là lý do để bỏ quên đi thói quen tập thể dục hàng ngày.  Sở hữu một chiếc  máy tập thể dục dành cho người già  ngay tại nhà là điều vô cùng cần thiết. Giúp người lớn tuổi duy trì tinh thần thoải mái, đầu óc minh mẫn và sức khỏe dẻo dai hơn, hạn chế các bệnh nguy hiểm của tuổi già. Sở hữu một chiếc máy để tập luyện thể dục ngay tại nhà cũng hạn chế vấn đề nguy hiểm khi đi lại, không p...